Dạ dày của bạn có thể bị đe dọa bởi nhiều yếu tố như lối sống không lành mạnh, quá sức, mất ngủ, stress, ăn uống không điều độ… Hãy ăn những loại rau dưới đây để “xoa dịu” và bồi bổ cho dạ dày của bạn.
Một số người muốn cải thiện chức năng dạ dày bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong thực tế, các loại rau phổ biến có thể bảo vệ dạ dày của bạn một cách hiệu quả. Bao gồm: cà rốt, rau chân vịt, cải bắp, khoai tây, khoai lang và bí ngô.
Cà rốt:
Cà rốt là nguồn có chứa carotene dồi dào. Carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người. Theo y học cổ truyền, bạn có thể ăn cà rốt để cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch đối với các bệnh khác nhau.
Rau chân vịt:
Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt.
Rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruột và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột và dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt. Ngoài ra, ăn rau chân vịt thường xuyên có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa.
Cải bắp:
Cải bắp chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thu vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bạn.
Những bệnh nhân loét dạ dày và loét tá tràng có thể làm giảm bớt các bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải. Họ cũng thể thêm mật ong vào nước trái cây để tăng cường sự phục hồi của vết loét.
Khoai tây:
Khoai tây là loại rau ăn củ có chứa hàm lượng lớn tinh bột có lợi. Sau khi tinh bột này theo đường ăn uống xâm nhập vào cơ thể bạn, nó có thể chuyển hóa thành các glucose để bảo vệ thành dạ dày của bạn và thúc đẩy đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
Bí ngô:
Pectin có trong bí ngô sẽ có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn, đặc biệt là tại dạ dày. Đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày, ăn bí ngô chính là một biện pháp giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Bạn có thể nấu canh bí ngô hoặc cho bí ngô vào súp, cháo trong các bữa ăn tối hàng ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Rau cải bẹ xanh:
Rau cải bẹ xanh giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày với các thành phần dinh dưỡng chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… Bên cạnh đó còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, điều trị khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.
Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, chống lão hóa da, hỗ trợ cho người bệnh gout, tiểu đường, tim mạch. Đây là loại rau có vị cay đắng, bạn có thể sử dụng làm món canh, món xào trong bữa ăn.
Rau mùi tây:
Rau mùi tây chứa nhiều các vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali… có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng… của trào ngược dạ dày. Rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh rối loạn dạ dày.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rau mùi tây giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa thiếu máu và phòng ngừa ung thư. Rau mùi tây có thể được sử dụng để trang trí món ăn, làm tăng thêm hương vị, đặc biệt là các món cá.
Khoai lang:
Khoai lang giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt …Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da. Với khoai lang, dạ dày của bạn có thể chống lại cái lạnh trong mùa đông.
Nha đam:
Trong nha đam có chứa vitamin, khoáng chất và có đến 200 hoạt tính sinh học giúp hạn chế tiết axit dịch vị, giảm đau hiệu quả và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Để hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày, bạn có thể kết hợp nha đam với nghệ vàng, mật ong hoặc làm nước ép nha đam. Nha đam được biết đến với công dụng làm đẹp da, kháng khuẩn, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
Nguyên tắc ăn uống quan trọng dành cho người đau dạ dày
Ăn đúng giờ, không bỏ bữa
Cho dù đến bữa bạn có đói hay không, thì bạn vẫn nên đảm bảo an 3 bữa mỗi ngày và đặc biệt ăn đúng giờ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động và hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng vào bên trong cơ thể.
Khi bạn ăn uống điều độ, dạ dày cũng sẽ hoạt động theo một thời gian biểu nhất định và hình thành những phản xạ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
Ăn vừa đủ
Nguyên tắc thứ 2 bạn cần ghi nhớ để điều trị bệnh dạ dày chính là ăn uống vừa đủ, tuyệt đối không ăn quá đói hoặc quá no bởi lúc này các axit xấu trong dạ dày sẽ tiết ra chất dịch khiến hệ tiêu hóa của bạn không còn hoạt động tốt như trước. Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống vừa đủ no, đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả nhé.Ăn chậm nhai kỹ
Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể bạn diễn ra tốt hơn. Đặc biệt là khi lượng nước bọt tiết ra nhiều trong quá trình ăn uống này sẽ mang đến nhiều lợi ích cần thiết cho niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày của bạn hoạt động tốt nhất.Không ăn thực phẩm sống, tái hay lên men chua mặn
Không nên ăn quá mặn, không ăn thực phẩm tươi sống, tái hay lên men chua: Bởi lúc này dạ dày của bạn sẽ phải bỏ ra nhiều sức và năng lượng hơn để tiêu hóa thức ăn, khiến bạn dễ mắc phải các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu…Tránh xa thực phẩm cay nóng
Không ăn các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu cay… Đây là những chất có khả năng kích thích mạnh lớp niêm mạc dạ dày của bạn, khiến chúng dễ bị tổn thương và đau nhức. Hãy đảm bảo thực đơn bữa ăn hàng ngày có chứa các thực phẩm tươi ngon, nhiều chất dinh dưỡng và tránh xa thực phẩm cay nóng để bảo vệ sức khỏe cho dạ dày của mình nhé.Không ăn thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ
Hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ sẽ rất khó để tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và dạ dày của bạn. Đặc biệt ăn nhiều thực phẩm chiên dầu mỡ sẽ dễ khiến bạn mắc phải các căn bệnh như máu nhiễm mỡ rất không tốt cho sức khỏe.
Theo Quảng An (Tiền Phong)