HO DO VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CĂN BỆNH ” VẶT ” GÂY PHIỀN TOÁI CHO CƠ THỂ

Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại. Đó là một cách để cơ thể bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hoặc viêm, giúp loại bỏ các chất nhầy làm nghẽn khí quản và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp để cải thiện luồng không khí giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi cơn ho kéo dài nhiều ngày, nó không còn là phản xạ của cơ thể nữa mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp, phổ biến thường gặp là viêm đường hô hấp trên.

Những tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên

Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm:

Nghẹt mũi

Chảy nước mũi

Hắt hơi

Đau rát họng

Đau khi nuốt

Ho

Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp

 – Virus: nhóm virus này thường cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi, cổ họng sau đó xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá hủy tế bào và lây lan sang tế bào bên cạnh.
– Thuốc lá: là một trong nhưng yếu tố hàng đầu làm tổn hại chức năng gan, thận, hệ hô hấp. trong khói thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất, trong đó có nicotine là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp mạn tính và ung thư phổi.
– Ô nhiễm môi trường sống: tình trạng ô nhiễm khói bụi ở các đô thị lớn đáng lo ngại nhất. Trong đó trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh này.
– Vi khuẩn: it khi vi khuẩn gây bệnh một mình mà chúng thường được khởi phát bằng sự nhiễm và gây viêm của một loại virus trước đó. Tỷ lệ cao thuộc về liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Đây là vi khuẩn hàng đầu gây biến chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em từ một viêm họng thông thường.

Biện pháp dự phòng bệnh viêm đường hô hấp

– Chế độ dinh dưỡng: Ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt ăn nhiều hoa quả tươi và tránh đồ ăn lạnh.
– Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm đúng cách, đặc biệt là cổ, ngực, bụng, bàn tay và lòng bàn chân, đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngủ nghỉ trong phòng kín gió, ấm áp.
– Vệ sinh cá nhân: Giữ tay luôn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.

Hiện nay, bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu là do virus gây bệnh nên các phương pháp đưa ra thường điều trị triệu chứng mà chưa điều trị được căn nguyên. Các thuốc chủ yếu được sử dụng là các thuốc hạ sốt, chống sổ mũi, giảm ho long đờm, tăng sức đề kháng. 
Siro HADAHO với thành phần 100 % từ thảo dược thiên nhiên như: tô tử, cát cánh, cam thảo, trần bì, chỉ xác, mộc hương, can khương giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng trong viêm đường hô hấp trên như: bổ phế, nhuận phế, giảm ho, long đờm, giảm đau rát họng, làm ấm đường hô hấp; kết hợp với chiết xuất từ đẳng sâm ngoài tác dụng giảm ho, kháng khuẩn, trừ đờm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ khí huyết, tăng sức cho cơ thể.

  • Đặc tính ưu việt của sản phẩm:

+ Đẳng sâm:

Theo y học cổ truyền: Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình quy vào 2 kinh tỳ, phế. Có tác dụng bổ phế, thanh phế, chủ trị trong các trường hợp phế hư, ích phế khí. Đẳng sâm được ứng dụng trong các bài thuốc bổ phế khí âm, trị ho lâu ngày không khỏi, viêm phế quản mãn tính thể khí hư huyết ứ.

Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại: Đẳng sâm có tác dụng tăng sức, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn, hóa đờm, giảm ho.

Cây Đẳng sâm

+ Tô tử:

Hạt của cây tía tô, có vị cay, tính ôn quy kinh phế, đại tràng.

Theo y học cổ truyền: Tô tử có tác dụng chỉ khái, bình suyễn. Chủ trị các chứng đàm diên thịnh, khí nghịch ho suyễn. Được ứng dụng điều trị trong các trường hợp ho lâu ngày khó khỏi như viêm họng, viêm phế quản mãn tính, hen phế quản.

Theo y học hiện đại: Tô tử có tác dụng giảm co thắt cơ trơn phế quản, giảm tiết dịch của phế quản.

+ Cát căn:

Vị thuốc là rễ củ cạo vỏ phơi khô từ cây Sắn dây. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát.

+ Tiền hồ:

Theo y học cổ truyền: Tiền hồ tính hơi mát, vị đắng, cay quy vào 2 kinh phế và tỳ.

Tác dụng thanh phế nhiệt, tán phong tà, hóa đàm nhiệt (theo sách Bản thảo cương mục)

Điều trị đàm nhiệt do ho suyễn, hạ khí, khí hạ nên đàm hỏa đều giáng (theo sách Bản kinh phùng nguyên).

Vị thuốc được ứng dụng lâm sàng trong các bài thuốc điều trị viêm phế quản, đờm đặc không tiết ra được, ho lâu ngày, ho có nhiều đờm màu vàng, viêm họng, viêm Amidan và một số bệnh lý khác liên quan đến viêm đường hô hấp trên ( thể phong nhiệt ).

+ Bạch phục linh:

Theo đông y: Bạch phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình quy vào các kinh tỳ, phế, tâm, thận. Đối với kinh phế thì Bạch phục linh chủ trị các chứng đàm ẩm.

Theo y học hiện đại: thành phần Polysaccharide trong Bạch phục linh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.

+ Trần bì:

Theo y học cổ truyền: Trần bì có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ôn, quy vào 2 kinh tỳ, phế. Có tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Trần bì được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, ho mất tiếng.

Theo nghiên cứu của Gs.Ts Phạm Xuân Sinh cùng các cộng sự Trần bì có tác dụng điều trị ho có đờm, ngoài ra còn có tác dụng trị hen suyễn khi phối hợp với các vị thuốc khác.

+ Cam thảo:

Bộ phận dùng là rễ và thân rễ phơi hoặc sấy khô từ cây Cam thảo.

Theo y học cổ truyền: Cam thảo thông hành 12 kinh, có thể ích khí, hoãn cấp nhuận phế (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ). Có tác dụng bổ trung, ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp, thanh nhiệt, giải độc ( trung dược học ).

Chủ trị trong các trường hợp: viêm họng, đau họng, ho khan (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển ). Ho suyễn, họng sưng đau ( trung dược học ).

+ Chỉ xác:

Là quả chín phơi khô của các cây thuộc chi Citrus và Poncitrus thuộc họ Cam.

Theo y học cổ truyền Chỉ xác có vị the, chua, đắng, tính hơi hàn quy vào kinh tỳ, phế. Trên kinh phế có tác dụng tiêu đờm, trừ đờm. Chủ trị các chứng ho có đờm.

+ Mộc hương:

Theo nghiên cứu y học hiện đại Mộc hương có tác dụng kháng Histamin và Acetylcholin chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn phế quản ( Trung dược học ). Chủ trị các trường hợp hen phế quản.

+ Can khương: thân rễ phơi khô của cây Gừng.

Theo đông y: Can khương có vị cay, hắc, tính âm quy vào các kinh phế, tỳ, tâm, vị. Trên kinh phế Can khương chủ trị các triệu chứng ho suyễn, đờm ẩm. Ứng dụng trong các bài thuốc giúp ôn phế chỉ khái: ho thuộc chứng hàn, đàm hàn, suyễn.

  1. Thành phần: cho 1 chai 120 ml

Đẳng sâm: 12 g

Tô tử: 9 g

Cát căn: 6 g

Tiền hồ: 9 g

Bạch phục linh: 6 g

Trần bì: 4,5 g

Cam thảo: 6 g

Chỉ xác: 6 g

Cát cánh: 6 g

Mộc hương: 6 g

Can khương: 4,5 g

Phụ liệu: đường trắng, Natri benzoat, nước uống được.

  1. Công dụng:

Giúp bổ phế, giảm ho, làm ấm đường hô hấp, hỗ trợ điều trị viêm họng, khản tiếng, hen suyễn.

  1. Đối tượng sử dụng:

Dùng cho người bị ho do ngoại cảm, ho khò khè có đờm.

  1. Hướng dẫn sử dụng:

Người lớn: mỗi lần uống 15 ml/ lần, ngày dùng 4 lần.

Trẻ từ 10 – 15 tuổi: uống 15 ml/ lần, ngày dùng 3 lần.

Nên dùng liên tục từ 1 – 2 tháng để đạt kết quả được tốt nhất.

Quy cách đóng gói: lọ 120 ml

Xuất xứ: Việt Nam

 

Ngày viết: