Dấu hiệu cảnh báo sớm căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, quý ông nào cũng cần đề phòng

Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như cảm thấy mắc tiểu thường xuyên hay bất thình lình; tiểu tiện khó khăn; có máu trong nước tiểu hay tinh dịch…

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một tuyến trong hệ sinh dục nam, vị trí nằm ở dưới bọng đái, phía trước ruột già. Tiền liệt tuyến bao quanh niệu đạo, có chức năng vô cùng quan trọng đối với quá trình sinh sản. Bởi đây là bộ phận sản sinh ra tinh dịch và vận chuyển tinh trùng.

Từ đó, ung thư tuyến tiền liệt (hay còn gọi ung thư tiền liệt tuyến) hình thành do tế bào tuyến tiền liệt phát triển không bình thường hoặc mất kiểm soát. Thông thường, ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm trong giai đoạn đầu, nếu được phát hiện và điều trị sớm người bệnh có thể sống được nhiều năm, thậm chí là chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu ung thư tuyến tiền liệt phát triển sang giai đoạn nặng thì tốc độ phát triển sẽ rất nhanh chóng, nghiêm trọng nhất là khiến người bệnh tử vong.

Vị trí của tuyến tiền liệt

Vị trí của tuyến tiền liệt

Mối quan hệ giữ tuổi tác và ung thư tuyến tiền liệt là rất lớn, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Theo số liệu thống kê, 10% ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở độ tuổi dưới 54 và 64% ca mắc bệnh rơi vào độ tuổi 55-74. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt: chủng tộc, sắc tộc (tỉ lệ mắc bệnh cao ở nam giới da đen); thể tích tuyến tiền liệt; tiền sử bệnh trong gia đình…

Hàng năm tại Việt Nam, số người đến khám vì bệnh lý tuyến tiền liệt tăng lên đáng kể. Nhưng đối với ung thư tuyến tiền liệt chưa được quan tâm thỏa đáng, người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn cũng có thể do sự biết về căn bệnh còn nhiều hạn chế.

Biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư duy nhất tồn tại dưới hai thể: thể ẩn và thể có biểu hiện lâm sàng. Thể ấn không có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng, thường được phát hiện khi làm sinh thiết hạch hay sinh thiết xương trên bệnh nhân. Còn ở thể lâm sàng, người bệnh sẽ gặp phải sự rối loạn tiểu tiện hoặc các dấu hiệu về u lan tỏa (đã có di căn).

Ở giai đoạn muộn, khối u thường nhiều ổ, lan tỏa xâm lấn bao xơ và di căn, gây ra những rối loạn toàn thân trầm trọng, thể trạng bệnh nhân suy kiệt và cuối cùng là tử vong. Các dấu hiệu lan tỏa thường gặp là: đau xương; đau tầng sinh môn; phù nề chi dưới; xuất tinh ra máu… Bệnh nhân có thể đến bệnh viện trong tình trạng suy thận, với các biểu hiện gầy sút, phù nề, xanh nhợt, thiếu máu. Các dấu hiệu trên xuất hiện khiến người bệnh trở nên mất phương hướng.

Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau lưng

Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau lưng

Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có thể xuất hiện các triệu chứng về tiết niệu: tiểu khó, tia nhỏ; tiểu nhiều lần, mức độ khác nhau, tùy theo sự kích thích, cảm giác tiểu không hết do nước tiểu dư trong bàng quang; tiểu vội; tiểu tràn, tiểu không tự chủ và bí tiểu gấp.

Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn đầu. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ tận gốc các tế bào ung thư bằng việc xạ trị, cắt bỏ tuyến hạch huyết ở vùng chậu. Kết hợp cùng với quá trình điều trị tích cực. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khả năng điều trị thành công sẽ thấp hoặc không có. Tuổi thọ của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào thể trạng, tuổi tác, khả năng đáp ứng với việc điều trị.

Khả năng điều trị khỏi bệnh cao nếu phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm

Khả năng điều trị khỏi bệnh cao nếu phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm

Chúng ta có thể cải thiện Sức Khỏe và giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt bằng việc hình thành chế độ ăn uống hợp lý; cân bằng dinh dưỡng và khoáng chất, nhất là vitamin D; giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối; từ bỏ các chất kích thích và tập thể dục đều đặn.

Ngày viết: